Month: November 2019

Điểm qua những mẫu xe không có đối thủ tại Việt Nam

Vừa hết tháng 10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã công bố số liệu doanh số bán hàng, cụ thể: tổng doanh số thị trường đạt 246.624 xe, tăng đến hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong mảng xe du lịch thì tăng đến 25%, đạt con số 184.206 xe. Riêng trong tháng 10, sức mua đạt đến 28.948 xe và tăng 4,3% so với tháng 9. 

Về mảng xe lắp ráp và nhập khẩu tại Việt Nam thì các mẫu xe như Toyota Vios, Mitsubishi Xpander, Hyundai i10, Ranger vẫn tạo sức mua rất tốt, vượt trội hơn so với phần còn lại của phân khúc. 

Mitsubishi Xpander – kẻ chinh phục mới của thị trường, nhờ cấu hình gồm hai phiên bản số sàn và số tự động, nhập khẩu từ Indonesia với nguồn hàng ưu tiên phục vụ cho thị trường Việt Nam. Chính vì thế nhiều người không đặt nhiều niềm tin vào việc mẫu xe này có thể chen chân vào nhóm bán chạy nhất. Thế nhưng, từ chỗ là “chú ngựa ô” với điểm mạnh cạnh tranh về giá (rơi vào khoảng 550 – 620 triệu VNĐ), nhờ vào thiết kế trẻ trung Xpander dần trở thành tâm điểm trên thị trường với doanh số tiêu thụ thường xuyên lọt top cháy hàng. 

Đối thủ bám đuổi Xpander trên cuộc đua giành ngôi vương là ông lớn Toyota Vios, với doanh số lũy kế đầu năm đạt 14.614 xe, vượt chỉ tiêu 10.000 xe/năm. Con số này còn nhỉnh hơn cả lượng tiêu thụ của Toyota Innova (9.926 xe) và Rush (2.206 xe), Avanza (565 xe) và Suzuki Ertiga (1.135) cộng lại. 

Nhờ sự ăn khách của dòng Xpander giúp hình ảnh thương hiệu Mitsubishi tại Việt Nam trở nên khởi sắc và được nhận diện rộng rãi hơn rất nhiều. 

Toyota Vios – thách thức phần còn lại, sự thống trị của mẫu xe này là điều không còn gì phải bàn cãi, là chủ đề quen thuộc đến mức nhàm chán trong những cuộc thảo luận về thị trường ô tô Việt Nam. Dù thị trường có lên xuống thất thường thì mẫu xe này vẫn luôn an vị nằm trong top 3 xe được bán nhiều nhất. 

Mặc dù mất ngôi đầu tiên về lượng tiêu thụ xe vào tay mitsubishi Xpander trong tháng 10 nhưng Toyota Vios vẫn tỏ ra quá mạnh, bỏ xa và thách thức phần còn lại của thị trường. Trong hai tháng còn lại năm 2019, mẫu xe này của Toyota hứa hẹn sẽ là cái tên nắm chắc ngôi vương bán chạy nhất Việt Nam. 

Ngoài ra còn có thể kể đến những cái tên khác: Hyundai i10, Ranger, … a

Là môn thể thao mạo hiểm nhưng làm thế nào đua xe công thức F1 trở nên an toàn nhất thế giới? P.1

Là môn thể thao mạo hiểm, tốc độ, mang đến cho người xem những phút giây thót tim khiến nhiều người thực sự lo lắng cho tính mạng của các tay đua. Tuy nhiên, không như vậy, là một giải đấu cạnh tranh và uy tín nhất thế giới thì không lý do gì ban tổ chức để xảy ra bất kỳ hậu quả tai tiếng nào. Đó là nhờ áp dụng những công nghệ tối tân nhất cùng các quy định nghiêm ngặt nhất để biến những chiếc xe đua F1 trở nên an toàn trên mọi đường đua. 

Về phần những chiếc xe đua F1, chúng sẽ lao đi vun vút với vận tốc trung bình lên tới 250 – 300 km/h, nhất là ở những góc cua nguy hiểm thì nếu không có các phương tiện bảo hộ trên, tính mạng bị đe dọa nếu xảy ra tai nạn là điều hoàn toàn khả thi. Nhưng, ứng dụng công nghệ chính là phương thức hữu nghiệm và thực tế nhất để giải quyết vấn đề này. 

Các công nghệ đó là gì? Sơ sơ có thể kể đến halo bảo vệ tính mạng ngay cả khi đụng phải chiếc xe buýt 2 tầng, găng tay sinh trắc học, mũ bảo hiểm chịu lực va đập lên đến 20 tấn và nhiệt độ lên tới 800 độ C. Tất cả các công nghệ này đều được nghiên cứu kĩ lưỡng và bắt buộc áp dụng theo những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt, biến giải đấu này trở thành chặng đua thể thao mạo hiểm an toàn nhất hành tinh. 

Mỗi tay đua đều bắt buộc phải mặc một bộ quần áo bảo hộ, vừa chịu được nhiệt độ cao, vừa chống lửa vừa đảm bảo không gây thương tích lên cơ thể các tay đua. Phần đầu và mặt người thi đấu được bảo hộ bằng mũ bảo hiểm làm từ siêu vật liệu, vượt qua các bài test an toàn của Liên đoàn xe động cơ thể thao thế giới (FIA): chịu được lực đập 20 tấn, chịu được nhiệt độ 8000 độ C, chịu lực tác động của một thanh thép rơi từ độ cao 5m… Giá mỗi chiếc mũ này lên đến 200 triệu đồng. 

Hợp đồng khủng từ cái bắt tay giữa các hãng cá độ với ban tổ chức giải đua xe số 1 thế giới F1

Không riêng gì casino, cá cược thể thao cũng là món hời không nhỏ dành cho các nhà đầu tư. Đánh vào tâm lý hơn thua, thắng lớn và ham của dân chơi mà các hãng cá cược, các nhà cái thể thao bành trướng quy mô, mở rộng thị trường. Không lạ khi các hãng này rất riêng tham gia vào các sự kiện thể thao nổi bật trong năm cũng như làm nhà tài trợ cho các giải đấu, các đội bóng.

Mới đây thương vụ khủng có giá trị lện tới 100 triệu USD giữa ban tổ chức giải đua xe mạo hiểm số 1 thế giới F1 Liberty Media với các nhà cái đã gây ra nhiều tranh cãi. Vụ hợp tác này đã nhận được sự quan tâm không hề nhỏ từ công chúng, bởi đây được xem là động thái mang tính bước ngoặt của lịch sử môn thể thao tốc độ này. Bên cạnh tính thương mại cũng như pháp lý của thương vụ này thì rõ ràng đây là món hời quá lớn dành cho các bên trong cuộc. Giới cá cược sẽ tiếp tục nhảy vào sâu hơn, thâm nhập sâu rộng vào các cuộc đua gay cấn nảy lửa. 

Tuy nhiên cũng chính vì sự vươn “vòi bạch tuộc” quá lớn của ngành cá cược cũng khiến nhiều người lo ngại về việc các trò chơi thể thao không đơn thuần chỉ cuộc đua của các vận động viên nữa mà sẽ nhuốm màu dàn xếp, thao túng từ các ông lớn máu mặt. 

Để an ủi và dịu xuống những suy đoán từ cư dân mạng, ông trùm John Malone – chủ sở hữu đế chế Liberty Media lại không nghĩ vậy. Ông cho rằng: 

Tuy nhiên, ông trùm John Malone, người sở hữu Liberty Media năm 2016 với mức giá 8 tỷ USD, lại không nghĩ như vậy. Ông cho rằng, hợp đồng với các hãng này sẽ giúp nâng cao giá trị và hình ảnh của giải F1 đến gần hơn với công chúng. Số tiền tại trợ lớn giúp giải nâng cao tính cạnh tranh và thu hút nhiều đội đua chất lượng tham gia hơn.